Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung vào vòng mới?
Ảnh minh họa cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh: NIKKEI ASIA
Giới phân tích cho rằng đây thực chất là động thái trả đũa việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip nhớ và thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc hồi tuần trước, báo hiệu cuộc chiến công nghệ giữa hai nước này đang nóng lên trước thềm nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Donald Trump.
Cuộc điều tra bất ngờNăm 2019, Nvidia tuyên bố mua lại Mellanox (trụ sở tại Israel) với giá 6,9 tỉ USD. Quy mô của thương vụ buộc Nvidia phải có sự chấp thuận từ cơ quan chống độc quyền của nhiều nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc...
Năm 2020, Nvidia đạt thỏa thuận với Chính phủ Trung Quốc để thông qua thương vụ này. Ngoài hai điều khoản mật, thỏa thuận chủ yếu nhằm đảm bảo việc sáp nhập không gây ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng Trung Quốc của cả Nvidia và Mellanox, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chip.
Nvidia 'soán ngôi' Intel trong chỉ số Dow JonesGiá trị OpenAI có thể vượt mốc 100 tỉ USD, doanh số Nvidia tăng mạnhTuy nhiên ngày 9-12 vừa qua, phía SAMR lại tuyên bố nghi vấn Nvidia vi phạm luật chống độc quyền cũng như vi phạm thỏa thuận nêu trên. Đến nay, cơ quan này vẫn chưa nêu rõ những điều khoản nào đã bị vi phạm.
Giới quan sát nhận định khó có thể đoán kết quả của cuộc điều tra này, nhưng nhiều bên lo ngại tác động của nó đối với công ty chip đang được định giá cao nhất thế giới.
Dù đối mặt nhiều biện pháp hạn chế từ cả Bắc Kinh và Washington, xs hi phòng 30 ngày Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng hàng đầu của Nvidia khi chiếm đến 15, zalo web ng nhp bng m qr4% tổng doanh thu công ty trong quý 3-2024.
Thăm dò trước khi vào trậnHầu hết chuyên gia công nghệ nhận xét động thái chống lại Nvidia của SAMR không đơn thuần xuất phát từ lý do chống độc quyền, clip sunny club tay vn mà là một phần cuộc chiến công nghệ đã âm ỉ suốt nhiều năm qua giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cuộc chiến này được khơi mào từ năm 2019, khi chính quyền Mỹ dưới sự lãnh đạo của tổng thống khi đó, ông Donald Trump, đưa Huawei và nhiều công ty Trung Quốc khác vào danh sách đen thương mại.
Từ đó đến nay, chính quyền hai nước thường xuyên công bố những quyết định và quy định ngặt nghèo, mang tính "ăn miếng trả miếng" nhằm hạn chế khả năng phát triển công nghệ của nhau. Trước sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) và xe điện, trọng tâm các "đòn đánh" đã hướng vào ngành công nghiệp chip và các loại vật liệu hiếm.
Giờ đây, cuộc chiến này chuẩn bị bước vào giai đoạn mới với sự trở lại của "người chơi cũ": ông Donald Trump. Ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1-2025 với hành trang là lời hứa nâng hàng rào thuế quan áp với hàng hóa Trung Quốc lên tới 60%.
Theo báo Wall Street Journal, nhiều nhà quan sát nhận xét việc điều tra Nvidia chính là cách Bắc Kinh phát tín hiệu nước này sẽ không khoanh tay trước những biện pháp trừng phạt về thương mại và công nghệ. Một bộ phận cũng cho rằng đây là động thái dò xét thái độ của ông Trump.
Bà Angela Zhang, giáo sư luật tại Đại học Southern California (Mỹ), nhận định: "Bằng cách nhắm vào một trong những công ty giá trị nhất của Mỹ, Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh chính sách của mình nhằm cho thấy khả năng đáp trả và ngăn chặn các hành động gây hấn tiếp theo từ Mỹ".
Tuy nhiên, nhà phân tích vẫn lưu ý hầu như mọi ngõ ngách trong ngành công nghiệp chế tạo chip thế giới đều liên quan đến các doanh nghiệp và sáng chế của Mỹ. Vướng phải lệnh cấm bủa vây từ Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải tìm cách lách luật hoặc tìm phương án nâng cao năng lực sản xuất chip AI nội địa.
Dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua, chip AI nội địa Trung Quốc vẫn chưa mang lại hiệu suất tốt như những dòng chip mà các công ty Mỹ cung cấp.
Bản thân giới chức Trung Quốc cũng ý thức rõ việc đáp trả quá đà có thể khiến nền kinh tế Mỹ - Trung bị chia tách sâu sắc hơn và để lại những hậu quả kinh tế lớn. Những yếu tố đó giới hạn đáng kể khả năng đáp trả trong lĩnh vực chất bán dẫn mà Bắc Kinh có thể thực hiện.
Ông Ian Bremmer, chủ tịch Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, đánh giá việc điều tra Nvidia có thể giúp Trung Quốc có lợi thế lớn trên bàn cờ thương lượng với chính quyền Mỹ mới. Tuy nhiên nước cờ này sẽ chỉ có hiệu quả nếu ông Trump thật sự sẵn sàng thương lượng, song đây là điều mà không ai có thể dám chắc.
Mỹ - Trung trừng phạt kiểu "ăn miếng trả miếng"Tháng 12 đánh dấu loạt trừng phạt theo kiểu "ăn miếng trả miếng" giữa Washington và Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ. Ngày 2-12, Bộ Thương mại Mỹ công bố lệnh cấm xuất khẩu hàng chục loại thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc, đồng thời đưa 140 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.
Ngay lập tức, ngày 3-12 Bắc Kinh tuyên bố cấm xuất khẩu sang Mỹ nhiều khoáng sản quý như gallium, germanium, antimony, kim loại siêu cứng... Đây đều là những thành phần quan trọng trong các thiết bị công nghệ tân tiến như vũ khí, chất bán dẫn, pin dung lượng cao...
Cùng ngày, bốn hiệp hội Trung Quốc, đại diện cho phần lớn các công ty sử dụng chất bán dẫn tại nước này, đã ra tuyên bố chung kêu gọi các thành viên xem xét lại việc mua chip từ Mỹ với lý do các linh kiện này "không còn an toàn và đáng tin cậy".